Các công nghệ Scan 3D phổ biến

Quét 3D là công nghệ không tiếp xúc, không phá hủy, có thể chụp kỹ thuật số hình dạng của các vật thể vật lý bằng cách sử dụng nguồn ánh sáng laser hoặc một vùng ánh sáng cấu trúc. Dữ liệu thu được bằng máy quét 3D là đám mây điểm mô tả chính xác biên dạng bề mặt của một vật thể. Nói cách khác, quét 3D là một cách để mô hình hóa 3D các vật thể trong thực tế vào máy tính với độ chính xác và chi tiết cao.

Bài viết đề cập đến một số công nghệ Scan 3D phổ biến hiện nay

1.Quét 3D sử dụng tia laser

Máy quét laser hoạt động theo nguyên lý chiếu một hoặc một chùm tia laser lên bề mặt mẫu. Sau đó, camera của máy quét sẽ thu lại phản xạ của các tia laser. Qua quá trình nhận diện và tính toán sự thay đổi về góc phản xạ của các tia laser, máy quét sẽ tái cấu trúc lại biên dạng thực của mẫu thành mô hình 3D trên phần mềm quét.

Scan 3D bằng laser

Ưu điểm của máy quét 3D sử dụng tia laser

Có thể đạt độ phân giải và chính xác cao là ưu điểm chính của các máy quét laser. Ngoài ra, các tia laser rất ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường và đáp ứng rất tốt cho nhu cầu quét các bề mặt bóng hoặc có màu tối mà không cần phủ bột chống phản quang. Tuy nhiên, các bề mặt rất sáng bóng, phản xạ ánh sáng lớn hoặc trong suốt vẫn sẽ gây khó khăn cho quá trình quét của máy.

 2.Quét 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc

Máy quét ánh sáng cấu trúc hoạt động theo nguyên lý chiếu một vùng sáng có cấu trúc nhất định (thường là dạng sọc) lên bề mặt mẫu. Vùng sáng này sẽ được hệ thống một hoặc nhiều camera đồng thời theo dõi sự thay đổi và ghi nhận lại toàn bộ dữ liệu mà vùng sáng quét qua trên mẫu. Từ dữ liệu thu được, máy quét sẽ tái cấu trúc lại biên dạng thực của mẫu thành mô hình 3D trên phần mềm quét.

Scan 3D bằng ánh sáng

Ưu điểm của máy quét 3D sử dụng ánh sáng cấu trúc

Sử dụng vùng sáng để quét giúp cho các máy quét ánh sáng cấu trúc có khả năng chụp một vùng dữ liệu lớn chỉ trong vài giây, đồng thời vẫn đảm bảo độ chính xác và độ phân giải cao. Nguồn sáng cấu trúc không ảnh hưởng tới thị giác. Do đó, một số máy quét cầm tay sử dụng ánh sáng này được phát triển riêng cho ứng dụng quét người.

3.Quét 3D bằng điểm chạm

Công nghệ scan 3D này sử dụng một đầu cảm biến chạm vào bề mặt vật thể để lấy dữ liệu. Loại công nghệ này hiện nay không còn được sử dụng nhiều nữa do các công nghệ hiện đại hơn ra đời chỉ ra những nhược điểm rõ rệt của công nghệ này. Nếu  dùng máy chạy đầu cảm biến lên bề mặt vật thể lớn thì cực kì mất thời gian. Hơn nữa scan 3D bằng điểm chạm chỉ scan được những bề mặt đơn giản và phẳng. Việc scan các vật thể có cấu trúc phức tạp, nhiều góc cạnh là không thể.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN